Cách làm sữa chua ngon đúng điệu ngay tại nhà

Sữa chua là món “ăn vặt” khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ và chị em phụ nữ. Loại thực phẩm này không những ngon, dễ ăn mà còn rất tốt cho sức khỏe. Ăn sữa chua hàng ngày vừa có lợi cho hệ tiêu hoá, vừa tăng cường sức đề kháng, giúp làm đẹp da. Bạn hoàn toàn có thể tự làm món ngon này tại nhà chỉ với vài bước đơn giản. Bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn các cách làm sữa chua đơn giản, tỷ lệ thành công cao. Theo dõi ngay nhé.

Tác dụng tuyệt vời của sữa chua với sức khỏe

Sữa chua (Yaourt) được tạo ra từ quá trình lên men sữa các loại vi khuẩn có lợi. Nguyên liệu chính để tạo ra sữa chua là các loại sữa động vật, chủ yếu là sữa bò. Sữa động vật sau khi đã khử chất béo, thanh trùng sẽ tạo ra loại thực phẩm hấp dẫn này.

Sữa chua mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ

Sữa chua rất dễ hơn, hơn nữa, việc ăn sữa chua hàng ngày còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là một số tác dụng của loại thực phẩm này:

– Cung cấp năng lượng cho cơ thể: Sữa chua cung cấp cho cơ thể lượng protein rất lớn. Đây là dưỡng chất cần thiết giúp cơ thể tăng cường hoạt động trao đổi chất cũng như đốt cháy calo.

– Tốt cho hệ tiêu hoá: Các men vi sinh trong sữa chua đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm viêm.

– Chống loãng xương: Với hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, ăn sữa chua hàng ngày giúp xương chắc khỏe, giảm tình trạng suy yếu xương ở người cao tuổi.

– Tốt cho sức khỏe tim mạch: Hàm lượng chất béo trong thực phẩm này góp phần làm tăng cholesterol tốt, giảm huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

– Kiểm soát cân nặng: Ăn sữa chua tạo cảm giác thèm ăn, hạn chế nguy cơ mắc bệnh béo phì.

– Một số tác dụng khác: Giúp làm đẹp da, cải thiện tình trạng da mụn, viêm da, giảm nếp nhăn, bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời.

Tổng hợp các cách làm sữa chua đơn giản nhất

Sữa chua vừa ngon, vừa tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy, trên các diễn đàn, các chị em “rần rần” chia sẻ nhau các công thức làm sữa chua. Cách làm Yaourt không khó như nhiều người vẫn nghĩ. Chỉ cần thực hiện đúng theo các bước, thêm chút khéo léo là bạn sẽ làm thành công. Dưới đây là các cách làm sữa chua đơn giản, có thể áp dụng ngay tại nhà mà bạn nên tham khảo:

Cách 1: Làm sữa chua ngon từ sữa đặc

– Nguyên liệu:

  • 1 lon sữa đặc có đường
  • 1 hộp sữa chua làm men cái
  • Nước sôi, nước sôi để nguội

– Cách làm:

  • Sữa đặc đổ ra ca nhựa lớn. Dùng lon sữa đong thêm 1 lon nước sôi, 2 lon nước sôi để nguội cho vào ca sữa.
  • Khuấy đều tay cho sữa đặc tan sau đó thêm men cái vào
  • Cho hỗn hợp sữa vào hũ thuỷ tinh, đậy nắp và đem ủ

Với công thức này, quan trọng nhất chính là bước ủ sữa chua. Bạn cần dùng nước có nhiệt độ nóng thích hợp để tránh làm hỏng men. Hãy nấu một ấm nước, 1 phần dùng pha sữa. Phần nước còn lại khi đã hạ nhiệt sẽ dùng để ủ sữa chua. Men càng nhiều thì sữa càng chua và dễ đông.

Thời gian ủ vào khoảng 6 tiếng. Trong quá trình ủ hãy đậy kín nồi. Trường hợp dùng nồi cơm ủ thì không cắm điện. Hãy đặt lớp lót để sữa không tiếp xúc với đáy nồi. Để chế độ hâm trong 3 phút. Ngoài ủ bằng nồi cơm điện, bạn có thể ủ bằng thau thông qua cách đặt sữa chua vào trong thau sau đó ngâm vào chậu nước nóng. Để giữ độ ấm, hãy dùng khăn bọc quanh miệng thau. Với cách làm sữa chua này, thời gian ngủ là 8 tiếng.

Làm sữa chua đơn giản ngay tại nhà

Cách 2: Làm sữa chua từ sữa tươi

– Nguyên liệu:

  • Đường
  • 1 sữa tươi chưa thanh trùng
  • 2 hộp sữa chua làm men cái

– Cách làm:

  • Đổ sữa tươi vào nồi, đun nóng sữa, khuấy đều theo một chiều.
  • Thêm đường vào nồi sữa theo độ ngọt mong muốn, khuấy tới khi đường tan hết.
  • Khi sữa nóng, sủi bọt quanh mép nồi thì tắt bếp. Để nguội sau đó cho men cái vào khuấy đều.
  • Múc sữa chua vào hũ thuỷ tinh, đem đi ủ
  • Cách ủ tương tự như công thức làm từ sữa chua đặc. Sau khi hoàn thành, để ngăn mát tủ lạnh 2 – 4 tiếng là có thể thưởng thức.

Cách 3: Cách làm sữa chua từ sữa tươi và sữa đặc

– Nguyên liệu:

  • 1l sữa tươi
  • 1 hũ sữa làm men cái
  • ½ lon sữa đặc

– Cách làm:

  • Đổ sữa tươi, sữa đặc vào nồi, cho lên bếp đun trên lửa nhỏ, khuấy đều tay theo 1 chiều. Khi sữa sủi tăm quanh nồi thì tắt bếp.
  • Khi hỗn hợp sữa nguội bớt, đổ sữa chua cái vào khuấy đều.
  • Múc hỗn hợp vào hũ thuỷ tinh, đem đi ủ.

Cách 3: Làm sữa chua không đường đơn giản

– Nguyên liệu:

  • 1l sữa tươi không đường
  • 1 hộp sữa chua không đường làm men cái

– Cách làm:

  • Cho sữa tươi không đường và nồi đun nóng, khuấy nhẹ theo 1 chiều. Khi sữa đạt 40 độ thì tắt bếp.
  • Cho sữa chua cái vào khuấy đều sau đó múc vào hũ thuỷ tinh.
  • Đem đi ủ 6 – 8 tiếng.
Ủ sữa chua bằng nồi

Cách 4: Sữa chua nha đam

– Nguyên liệu:

  • 1 nhánh nha đam lớn
  • 1 hộp sữa đặc
  • 1 hộp sữa chua cái
  • 1l sữa tươi không đường
  • Đường, muối

– Cách làm:

  • Sơ chế nha đam: Rửa sạch, gọt vỏ lấy gel bên trong. Rửa sạch gel nha đam với nước cho tới khi bớt nhớt. Ngâm trong nước muối chanh lạnh trong 5 phút. Sau đó, vớt ra rửa sạch với nước, cắt thành hạt lựu rồi xả nước cho hết toàn bộ nhớt. Ngâm với đường để nha đam có độ giòn.
  • Cho sữa đặc vào tô, thêm nước sôi khoảng 60 độ vào khuấy cho sữa tan. Tiếp tục cho sữa tươi, sữa chua làm men vào khuấy đều. Cuối cùng, cho nha đam vào trộn chung.
  • Cho sữa chua nha đam vào hũ thuỷ tinh rồi mang đi hủ.
  • Cách làm sữa chua nha đam tiến hành ủ giống các loại sữa chua khác. Bạn có thể ủ bằng nồi cơm điện hoặc nồi kết hợp lò vi sóng. Đối với nồi cơm điện, đặt hũ sữa chua vào trong, ủ 6 -8 tiếng. Nếu kết hợp lò vi sóng, đặt hũ sữa chua vào nồi, đổ nước sôi vào ngập ⅔ hũ và đậy nắp. Sau đó, cho nồi này vào trong lò vi sóng trước đó đã set 70 độ trong 4 phút để ủ.
Sữa chua nha đam tốt cho sức khỏe

Công thức 5: Sữa chua úp ngược

– Nguyên liệu:

  • 4 bịch sữa tươi không đường
  • 1 lon sữa đặc
  • 1 hộp sữa chua cái

– Cách làm:

  • Cho sữa tươi không đường + sữa đặc vào nồi, đun lửa nhỏ, khuấy đều 1 chiều. Khi sữa sôi khoảng 70 độ thì tắt bếp.
  • Để sữa nguội còn 40 độ, đổ sữa chua cái vào khuấy đều.
  • Cho sữa chua vào hũ thuỷ tinh đem ủ.
  • Ủ bằng nồi cơm điện: Cho chút nước sôi vào nồi, khi nước ấm xếp các hũ sữa chua vào. Trong quá trình ủ, thỉnh thoảng mở ra kiểm tra độ ấm và lau nắp để hơi nước không nhỏ xuống. Nước lạnh thì cắm điện chế độ hâm, nước nóng tắt đi, tiếp tục ủ. Thời gian ủ khoảng 6 tiếng là đạt.
  • Ủ trong thùng xốp: Đặt hũ sữa chua vào hộp, đổ nước ngập ⅔ hũ. Ủ trong 6 – 8 tiếng.
Cách làm sữa chua úp ngược cực đơn giản

Công thứ 6: Cách làm sữa chua dẻo

– Nguyên liệu:

  • 140g sữa đặc
  • 1 hộp sữa chua
  • 220ml sữa tươi không đường
  • 10g gelatin

– Cách làm:

  • Cho sữa đặc + sữa tươi + 350ml nước nóng vào nồi. Khuấy đều tay theo một chiều, đun tới khi đạt 70 độ thì tắt bếp.
  • Hỗn hợp nguội còn 40 độ cho sữa chua làm men vào khuấy đều.
  • Múc sữa chua cho vào hũ thuỷ tinh, đem đi ủ.
  • Xếp các hũ thuỷ tinh vào nồi, pha nước nóng, lạnh tỷ lệ 2:1, đổ nước vào nồi ngập ⅔ hũ. Đậy nắp hũ, đem, đi ủ 11 – 12 tiếng.
  • Sữa chua đã ủ thành công, mang ra đổ vào một thau lớn.
  • Gelatin ngâm nước trong 3 phút, sau đó mang đi hấp để gelatin chảy ra.
  • Đổ gelatin và sữa chua, khuấy đều, cho vào khuôn, để tủ lạnh 5 tiếng cho hỗn hợp đông.

Công thức 7: Sữa chua nếp cẩm

Đối với cách làm sữa chua nếp cẩm, quan trọng nhất vẫn là ủ thành công sữa chua. Khi đã làm được phần sữa chua thì phần nếp cẩm chế biến rất đơn giản. Các bước cụ thể như sau:

  • Nếp cẩm vo sạch, ngâm nước ấm trong khoảng 6 tiếng.
  • Cho nếp cẩm vào nồi, thêm 600ml nước lọc, đặt lên bếp đun sôi.
  • Cho lá dứa vào nồi nếp cẩm đang sôi, đun tới khi nước gần cạn, vớt lá dứa ra, thêm nước cốt dừa và đường nâu. Đun tiếp 10p rồi tắt bếp, để nguội.
  • Cho nếp cẩm vào ly, thêm sữa chua nhà làm. Để ngăn mát tủ lạnh hoặc thêm đá vào là có thể thưởng thức.
Sữa chua nếp cẩm thơm ngon

Công thức 8: Sữa chua trân châu

– Nguyên liệu:

  • 1 hộp sữa chua làm men
  • 1 hộp sữa đặc
  • Sữa tươi
  • Nước nóng, nước sôi để nguội
  • Bột năng
  • Bột rau câu
  • Đường trắng
  • Nước cốt dừa
  • Dừa bào
  • Vừng rang

– Cách làm:

  • Làm trân châu: Bột rau câu + bột răng trộn đều, thêm nước, đảo mịn, vo viên nhỏ. Cho vào nồi luộc chín mềm, sau đó vớt ra, cho vào tô nước đá, ngâm khoảng 10 phút.
  • Sữa đặc pha nước sôi, thêm sữa chua làm men + sữa không đường vào. Khuấy đều, đổ hỗn hợp qua rây để có sữa mịn.
  • Rót sữa chua vào hũ thuỷ tinh, đem ủ.
  • Ủ bằng nồi cơm điện, thùng xốp hoặc máy ủ chuyên dụng trong 6 – 8 tiếng.
  • Sữa chua đã ủ thành công, đổ ra ly, thêm trân châu đã làm + nước cốt dừa + rắc topping gồm mè rang, dừa bào lên trên và thưởng thức. Ngon hơn khi bạn để tủ lạnh khoảng 1 giờ trước khi ăn.

Thời điểm ăn sữa chua tốt nhất

Sữa chua ngon, dễ ăn, tuy nhiên, chỉ khi ăn đúng cách loại thực phẩm này mới đem lại lợi ích tốt nhất. Ăn vào những thời điểm dưới đây sẽ giúp cơ thể hấp thu được các lợi khuẩn có lợi trong sữa chua:

– Sau bữa ăn: Nếu ăn lúc đói, lượng axit dạ dày tăng cao sẽ khiến hệ tiêu hoá bị ảnh hưởng. Sau đó bữa ăn, sữa chua giống như một món tráng miệng ngon. Bạn có thể thưởng thức mà không lo ảnh hưởng tới dạ dày.

– Ăn vào buổi tối: Cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Tốt nhất nên ăn sữa chua không đường vào buổi tối.

– Ăn sau khi tập luyện: Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua góp phần giúp làm giảm cơn đau, mỏi của cơ bắp, hỗ trợ hệ tiêu hoá. Bên cạnh đó, ăn vào thời điểm này cũng giúp bạn lấy lại sức nhanh hơn.

lưu ý khi ăn sữa chua

Hy vọng với các cách làm sữa chua trên đây, bạn sẽ thực hiện thành công món phụ “quốc dân” này. Có thể thấy, quan trọng nhất trong cách làm sữa chua là công đoạn ủ. Hãy theo dõi chi tiết từng bước, hoặc xem thêm các video hướng dẫn để thực hiện thành công nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *